Được thiên nhiên ban tặng cho cảnh “Kỳ sơn tú thuỷ”. Theo các nhà nghiên cứu dãy núi đá vôi Hương Sơn có cách ngày nay khoảng hơn 200 triệu năm, núi Chùa Hương không hùng vĩ chất ngất nhưng có vẻ đẹp kỳ thú với những tên gọi mang tính bí ẩn của thuyết phong thuỷ như: Núi Long, Ly, Quy, Phượng. Mộc mạc dân giã gắn liền với nhân dân lao động như: núi Con Trăn, núi Mâm Xôi, Núi Con Gà, Núi Con Voi ….
Suối ở Chùa Hương không sâu nhưng quanh co uốn lượn bồng bềnh như mái tóc người thiếu nữ .
Hương Sơn có những khu rừng nguyên sinh với những thảm động, thực vật phong phú và quý hiếm, tạo nên môi trường sinh thái độc đáo, đa dạng sinh học.
Con người đã có mặt ở Hương Sơn từ rất sớm, và chính sức sáng tạo lao động của con người đã làm cho thiên nhiên vùng Hương Sơn trở lên trường cửu. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở hang Sũng Sàm, Hang Luộn (thuộc quần thể thắng cảnh Hương Sơn) những chứng tích của người xưa cách ngày nay trên một vạn năm .
Khi phật giáo truyền bá và phát triển ở Việt Nam, các bậc Thiền sư đã về đây dựng thảo am, mở chùa – động thờ phật. Từ những thảo am sơ khai, Chùa Hương đã trở thành một Sơn môn lớn quy tụ một hệ thống 18 các đền chùa hang động nằm ở 4 thôn : Yến Vĩ , Hội xá , Đục Khê , Phú Yên .các chùa động ở đây phần lớn được phát hiện và xây dựng vào thế kỷ XV , XVIII , XIX. Đa số dựa lưng vào sườn núi hoặc nằm dưới thung lũng , những nơi có địa thế đẹp để kiến tạo .
Tất cả những yếu tố thuận lợi đó đã tạo cho Hương Sơn một vẻ đẹp không những về “ Tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan ”mà còn hình thành lên những di tích có giá trị lịch sử văn hoá tín ngưỡng lâu đời , tạo lên một lễ hội văn hoá lớn.
Đến với lễ hội Chùa Hương du khách sẽ được cảm nhận vẻ đẹp huyền diệu của sông nước , bao la của trời đất , hùng vĩ của núi rừng , huyền bí của hang động , ngời sáng của cổ tháp . Được ngắm nhìn những trang sử khắc trên bia đá lưu truyền cho hậu thế và đượcThưởng thức các món ăn đặc sản của núi rừng |