Thơ Chùa hương

 Mơ thuộc họ mộc thân gỗ to, màu xám nâu, lá nhỏ, ra hoa kết quả vào mùa đông, quả chín vào mùa xuân. Khi quả non có màu xanh, chín có màu vàng và vị chua, thơm.

Mơ thuộc họ mộc thân gỗ to, màu xám nâu, lá nhỏ, ra hoa kết quả vào mùa đông, quả chín vào mùa xuân. Khi quả non có màu xanh, chín có màu vàng và vị chua, thơm.

 

Quả mơ chín được chế biến thành ô mai, mơ muối làm thuốc, thành dấm mơ, rượu mơ. Cây mơ già cỗi gọi là lão mai, lấy thân gỗ chẻ nhỏ nấu nước uống gọi là nước lão mai. Nước lão mai có vị thơm mát. Đúng như:

 

Quả mơ non với nước mai già

 

Trong chân cảnh ngẫm ra chân vị.

(Vũ phạm Hàm)

 

Ở Chùa Hương xưa, cây mơ được trồng nhiều trong các thung lũng và trên các xềnh núi tạo thành rừng mơ nối tiếp nhau. Năm xưa khi qua rừng mơ ở hương sơn vào một chiều mùa xuân, thi sĩ Nguyễn Bính trông thấy thấp thoáng bóng hình cô gái hái mơ. Tâm trạng xao xuyến ông viết:

 

Thơ thẩn đường chiều một khách thơ

 

Say nhìn xa dặm núi xanh lơ

 

Khí trời lạnh lẽo và trong trẻo

 

Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ

 

Và trong một nỗi niềm khao khát của cảnh đời cô đơn u uẩn, nhà thơ ngỏ:

 

Hỡi cô con gai hái mơ già

 

Cô chửa về ư? Đường thì xa.

 

Mà ánh trời hôm dần một tắt

 

Hay cô ở lại về cùng ta?!

 

Nói đến hương sơn, mọi người không thể không nhớ tới những đặc sản dân giã của chùa hương như một tấm lòng thơm thảo.