“Rau Sắng” - thuộc loài cây thân gỗ, cao to có màu trắng, lá hình lưỡi mác, màu xanh, thường mọc ở khe đất trên các dãy núi đá vôi. Ra hoa và lộc non vào mùa xuân, hoa mọc thành từng chùm từ những mắt ở thân cây, được gọi là rồng rồng, lá non được gọi là “Rau Sắng”.
“Rau Sắng” Chùa Hương được đi vào thơ ca và giai thoại văn học. có một giai thoại về thi sĩ Tản Đà như sau: Tản Đà rất thích ăn “Rau Sắng” Chùa Hương, năm Nhâm Thân (1922), ông gặp cảnh túng quẫn, muốn đến Chùa Hương nhưng không có tiền để đi. Ở Hà Nội nhớ hội Chùa Hương, nhớ “Rau Sắng” Tản Đà làm bài thơ tự tình:
Muốn ăn “Rau Sắng” Chùa Hương
Tiền đồ ngại tốn, con đường ngại xa
Mình đi ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú cái cà thì thâm
Sau đó bài thơ được phổ biến trên báo cuối tháng ba năm ấy, ông nhận được một bưu phẩm gửi đến, không đề tên của ai, mở ra thì đó là một mớ “Rau Sắng” Chùa Hương còn tươi xanh kèm thêm bốn câu thơ:
Kính dâng “Rau Sắng” Chùa Hương
Tiền đồ đỡ tốn, con đường đỡ xa
Không đi thì gửi lại nhà
Thay cho dưa khú, cũng là cà thâm
( Đỗ Trang Nữ)
Nhà thơ rất cảm động trước tấm lòng của “người tình không quen biết” ông làm một bài thơ đăng báo mục “truyện thế gian”: Mấy lời cảm tạ tri ân Đồng bang là nghĩa, đồng tâm là tình Đường xa rau vẫn còn xanh Tấm lòng thơm thảo bát canh ngọt ngào, Yêu nhau xa cách càng yêu dẫu rằng suông nhạt còn nhiều chứa chan Nước non khuất nẻo ngư nhàn Tạ lòng xin mượn “thế gian” đưa tình Hai tâm hồn thi nhân đã lấy vị “ngọt ngào” của “Rau Sắng” làm cớ giao duyên, nhưng qua đó cũng đủ hiểu rằng Rau Sắng cũng đã từng là biểu trưng để gợi nhớ gợi thương.