Lễ hội Chùa Hương

Giới thiệu Đền Trình

Đền Trình, tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ tên dân gian thường gọi là Đền Trình, một di tích lịch sử văn hoá trong khu thắng cảnh Hương Sơn. Theo thuyết phong thuỷ, dãy núi Ngũ nhạc có hình thế một con rồng lớn, dáng núi uy nghiêm, minh đường tụ thuỷ, sinh khí trường tồn, từ xa xưa dân thôn đã dựng ở đầu dãy núi một ngôi đền nhỏ để thờ một vị thần Tướng đã góp công đánh giặc Ân phò Vua Hùng Huy Vương thứ VI...


Cảnh Suối Rừng

Tiếp tục cuộc hành trình tới núi Ba Đài Rượu, núi Con Gà, núi Con Voi – núi này mang một truyền thuyết lạ kỳ “Hương tích có một trăm ngọn núi thì chín chín ngọn đều quay đầu chầu về Chùa Hương Tích như để tỏ lòng ngưỡng mộ, chỉ riêng núi con voi bướng bỉnh quay đầu ra nên bị thần tướng cầm gươm chém mất một mảng mông lớn và khụy phục"...


Đền Trấn Song

Đền Trấn Song thường gọi là đền Cửa Võng, xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà “Chúa Rừng“ có tên hiệu là “Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu". Bà Chúa Rừng được nhân dân sở tại tôn vinh như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải. Mặt khác khi thờ Bà đân làng cầu mong Bà Chúa phù hộ cho cư dân gặp nhiều may mắn khi đi vào rừng làm nương hái lượm.


Chùa Thanh Sơn - Động Hương Đài

Chùa Thanh Sơn được hình thành từ năm Canh Thân (1860 ) trên thế đất mà theo thuyết phong thuỷ là thế đất Phượng Hoàng ẩm thuỷ


Động Hinh Bồng

Năm Nhâm Thân (1932) hội thiện làng Yến Vĩ (làng sở tại) xin quan tỉnh mở một động nhỏ trên đỉnh núi Thung Gạo, mượn tên là động Hinh Bồng. Năm Qúy Dậu (1933) hội thiện được bà Hải Khoát - một thương gia tín đồ phật tử quê ở Hải Phòng tài trợ xây dựng thành chùa. Năm quý mùi 1943 đúc chuông đồng lớn (hiện treo ở động). Năm Nhâm Thân (1992) do núi chấn động, một tảng đá rất lớn (hơn một trăm khối) cùng bốn khối đá nhỏ lở lấp cửa động...


Giới thiệu

Tin tức

Hệ thống cáp treo