Lễ hội Chùa Hương

Tiếp tục cuộc hành trình tới núi Ba Đài Rượu, núi Con Gà, núi Con Voi – núi này mang một truyền thuyết lạ kỳ “Hương tích có một trăm ngọn núi thì chín chín ngọn đều quay đầu chầu về Chùa Hương Tích như để tỏ lòng ngưỡng mộ, chỉ riêng núi con voi bướng bỉnh quay đầu ra nên bị thần tướng cầm gươm chém mất một mảng mông lớn và khụy phục"...

 suoi_yen 

Suối Yến

 

Suối Yến dài gần 4 km bắt nguồn từ một hang nước ở Cánh Đồng Lỗ Rừng Vài, chảy quanh co uốn lượn qua một vùng đồng lầy, qua làng Yến Vỹ, qua thôn Hội Xá, qua làng Đục khê rồi chảy ra Sông Đáy. Đoạn chảy ra cánh đồng lầy hai bên là trùng điệp non xanh với muôn vàn kỳ bí của tạo hoá. Người xưa đã đã đặt tên cho từng quả núi với tên gọi theo hình dáng riêng của chúng: bên phải suói yến là núi con Rồng (núi ngũ nhạc)

 

 

nui_rong

 

Núi Rồng

 

Ngược lên đôii chút là núi Dẹo hình dáng ngả về một bên như chàng say rượu; rồi núi Cánh Phượng, đối diện là núi Ly ( núi sư tử ) trên núi có tượng đài chiến thắng ca ngợi nhân dân Hương Sơn anh hùng trong hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

 

 

nui_su_tu

 

Núi Sư Tử

 

Bên trên là núi Áí hay còn gọi là núi con Rùa. Tiếp đến là núi Phòng Sư với những tảng đá được chia đều các khoang giống như trai phòng của các vị sư, trên đỉnh có 2 tảng đá có hình dáng ông sư và bà vãi. Đi ngựoc một chút nữa ta bắt gặp một cây cầu bắc ngang qua dòng Suối Yến đó là cầu Hội, Cầu Hội do dân làng Hội Xá bắc năm (1860 ) bằng gỗ lim, để đi vào rừng làm nương dẫy, qua nhiều lần tu sử cầu được xây lại bằng bê tông như ngày nay.

 

 

cau_hoi

 

Cầu Hội

 

Bên cạnh Cầu Hội là một hang nhỏ còn lưu lại bút tích của chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm trẩy hội Chùa Hương năm canh dần 1770 gồm 4 chữ “sơn thuỷ hữu tình“... qua hang này tới núi Thong Dâu; liền kề đó là núi Đổi Chèo, tên cổ xưa gọi là núi Con Trăn đây là mốc đánh dấu ½ quãng đường thuỷ mà quý khách đã đi qua.

 

Rồi đến cánh đồng Hang Bà, đối diện Hang Bà là cánh đồng Ông, quả thật là tình tứ như trong câu thơ của tiến sĩ Chu Mạnh Trinh “Đồng Ông một dải ngang lưng non Bà“ có một truyền thuyết gắn liền với hang Bà rất phổ biến ở vùng non nước này: ”Ngày xưa có một người đàn bà xinh đẹp goá chồng từ thời còn son trẻ. Bà đành cam chịu cuộc sống nghèo túng để nuôi dưỡng mẹ chồng cho chọn đạo làm dâu. Ngày ngày Bà trèo thuyền qua hang nhiều lần để kiếm củi, củ mài, rau sắng đem bán lấy tiền mua gạo về nuôi mẹ già. Một hôm nước lũ tràn về dữ dội, người đàn bà bị sóng giữ làm đắm đò, chết đuối. Thương tiếc cho một người con dâu hiếu thảo mà cuộc đời lại kết thúc một cách bi thảm như vậy , người đời sau đặt tên cho hang ấy là hang Bà để tưởng nhớ người phụ nữ xấu số.

 

Tiếp tục cuộc hành trình tới núi Ba Đài Rượu, núi Con Gà, núi Con Voi – núi này mang một truyền thuyết lạ kỳ “Hương tích có một trăm ngọn núi thì chín chín ngọn đều quay đầu chầu về Chùa Hương Tích như để tỏ lòng ngưỡng mộ, chỉ riêng núi con voi bướng bỉnh quay đầu ra nên bị thần tướng cầm gươm chém mất một mảng mông lớn và khụy phục".

 

 

nui_con_voi

 

Núi con voi

 

Qua dãy Voi Phục là núi Mâm xôi (còn gọi là núi lọng cụp )

 

nui_con_ga

 

Núi mâm xôi - con gà

 

đây cũng là điểm nghé thuyền vào bến để du khách lên bờ hành hương tới “ Nam thiên đệ nhất động “.

 

“Suối đến đây dừng lại

 

Tiễn khách trèo nên non”




Giới thiệu

Tin tức

Hệ thống cáp treo