Lịch sử và danh thắng

Chùa Thanh Sơn được hình thành từ năm Canh Thân (1860 ) trên thế đất mà theo thuyết phong thuỷ là thế đất Phượng Hoàng ẩm thuỷ

(chim Phượng Hoàng uống nước) nhìn ra vùng có nhiều gò đất mà thuyết phong thuỷ gọi là kiểu đất "tam đăng chiếu nhất thư" (ba ngọn đèn chiếu vào một cuốn sách)...

Chùa Thanh Sơn nằm bên suối nước từ Thung Luộn chảy ra, cạnh là một động sâu vào lòng núi các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra ở động này có nhiều hiện vật thời tiền sử có niên đại trên một vạn năm. Trong động có rất nhiều nhũ đá đẹp.

 

chua_thanh_son

 

Chùa Thanh Sơn được hình thành từ năm Canh Thân (1860) trên thế đất mà theo thuyết phong thuỷ là thế đất Phượng Hoàng ẩm thuỷ (chim Phượng Hoàng uống nước) nhìn ra vùng có nhiều gò đất mà thuyết phong thuỷ gọi là kiểu đất "tam đăng chiếu nhất thư" (ba ngọn đèn chiếu vào một cuốn sách). Dựa vào thuyết phong thuỷ đẹp, dân làng hội Xá đã mời các vị trụ trì chùa Thiên Trù ra yên vị lô hương và đặt nền tam bảo trên đất “Phượng Hoàng uống nước”.

 

Nhưng hoàn cảnh thời gian lúc bấy giờ các vị hoà thượng ở Thiên Trù chỉ lui tới vui cảnh tham thiền, nên Chùa Thanh Sơn ít người qua lại dần. Cũng năm 1860 dân làng Hội Xá bắc cây cầu hội qua Suối Yến (cầu lấy tên địa danh làng). Chùa Thanh Sơn chính thức có người trụ trì từ năm 1930. Nhân dân làng Hội Xá được sự giúp đỡ của gia đình cụ Nguyễn thị Ngữ, quê huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, mời được sư thầy Đàm Thuyết về trụ trì Chùa thanh Sơn,và cũng trong năm này Sư thầy Đàm thuyết cùng dân làng Hội xá mở ra động Hương Đài làm nơi thờ phật.

 

“ Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài

Sớm chiều chuông mõ khoan thai nhịp nhàng” .

(Thanh Lâm )

 

Sư Thầy Đàm Thuyết viên tịch, cảnh chùa vắng vẻ tiêu điều. Năm Bính Ngọ (1966) sư thầy Đàm Trâm về trụ trì. Sau đó là sư thầy Đàm Nhu và hiện nay là sư thầy Đàm Tịnh cùng với dân thôn Hội Xá và thập phương, dần xây dựngChùa Thanh Sơn – Động Hương Đài thành một thắng cảnh đẹp trong khu danh