Tổ viên chân nhân là dòng dõi công khanh, họ phạm, húy vỹ, quê Chương Đức xã An Thái. Năm lên chín tuổi ngài xuất gia đầu phật.
Tổ được triều đình nhà Lê phong Thượng Lâm Viện - Tăng Lục Ty Hòa Thượng, Viên Giác Tôn Giả, tấm bia dựng ở chùa Thiên Trù năm Bính Dần (1686) niên hiệu chính hòa năm thứ bẩy chép: “đặc thụ như lai vân thủy thiền thiên Trần Đạo Viên Quang Chân Nhân, quốc phong Thượng Lâm Viện Viên Giác Tôn Giả…”. Tổ tinh thông kinh luật, giỏi thiên văn hiểu địa lý, đã vân du nhiều nơi thánh địa. Khi đến đường yên thôn thượng, xã Yến Vỹ (nay là thôn Yến Vỹ) huyện Hoài An phủ Ứng Thiên trấn Sơn Nam. Tổ thấy khoảnh đất thôn phía bắc như thiên mã (ngựa trời). Tổ ngỏ ý xin dân thôn, được dân thôn hoan hỷ giúp đỡ cùng với đệ tử san đất đắp nền dựng nên thảo am thờ phật. Tổ thiết lập viện sách, phòng tăng, giếng nước, ao sen và vườn hoa cây cảnh. Chẳng mấy thơi gian khoảnh đất “ngựa trời” trở nên thắng tích.
Tổ đặt tên là Tào Khê Viện (dân thôn cho đến nay thường gọi là Chùa Đìa). “Tào khê chân thắng cảnh, Yến Vỹ cổ danh hương” các vị hòa thượng, cao tăng trong Ty Tăng Lục ở kinh đô, ngoài trấn thường lui tới để tham thiền đàm đạo, các danh sĩ công khanh thường đi về để nghe tôn giả thuyết pháp giảng kinh luật. Dân thôn mến đức trọng tài, đưa đường dẫn lối, qua nhiều lần theo dòng Suối Yến lên thềm Núi Lão ngắm hướng taọ nền, Ngài cùng dân thôn dựng thảo am thờ phật. Tổ đặt tên là Thiên TrùTự (dân thôn thường gọi là Chùa Trò) từ Thiên Trù, Tổ cùng dân thôn dọn lối lên chùa Tiên Sơn, vào giếng nước mái đá giải oan, vào động Hương Tích, trải qua một thời gian dài biết bao khó khăn gian khổ nơi núi rừng cách trở, ăn rau rừng thay bữa cơm chay để tạo dựng nên cảnh động chùa “…nội tu tu Hương Tích bảo động, ngoại khai phật cảnh Thiên Trù…” lúc này Tổ đã niên cao tuổi thọ, sức yếu. Tổ có ý định viên tịch, thường buổi sớm mai ra cửa chùa Thiên Trù chia cho dân đi làm rừng từng gói thuốc lào nhỏ. Những buổi chiều gặp mưa gió, dân thôn có người ngủ lại chùa, Tổ sai đệ tử sửa lưng cơm chay, nấu nồi cháo nóng mời thay bữa gia đình. Tổ ngỏ lời với dân thôn mỗi khi vào rừng kiếm lâm lộc, chiều ra qua chùa cho Tổ xin chiếc gậy chống để làm củi. Khi số gậy làm củi được nhiều, Tổ nhờ dân thôn chuyển ra khoảnh đất Đồng Dầm bên bờ Sông Đáy mà Tổ đã mua của thôn Độc Khê. Vào một ngày mùa đông cát nhật, Tổ sai đệ tử cùng dân thôn dựng đàn thiêu … Sau tuần cúng Phật, Tổ tụng phiến kinh Ba – la – mật tâm kinh, dứt tiếng mõ hai ngọn đèn dầu đổ xuống, củi bén dầu bốc cháy. Viên giác tôn giả, Đạo Viên Quang Chân Nhân trúng quả bồ đề, ngày ấy là ngày mười chín tháng mười hai âm lịch, đệ tử cùng dân thôn quạt tro thu xá lợi vào bình quý, xây Viên Công Bảo Tháp tại Thiên Trù thờ phụng Tổ. Thiền phả chùa Tào Khê viện chép: “Nhất Tổ hiệu kính duy: nam mô vân thủy Thiền Thiên Trần Đạo Viên Quang Chân Nhân quốc phong Thượng Lâm Viện, Tăng Lục ty Hòa thượng, Viên Giác Tôn Giả".
Do tháp tại chùa Thiên Trù ngày giỗ Tổ là ngày mười chín tháng mười hai âm lịch…” Cho đến nay hàng năm cứ đến ngày giỗ Tổ các chùa thuộc sơn môn Hương Tích đều làm giỗ cúng Tổ. Ở thôn Yến Vĩ, các cụ vãi, gia đình phật tử đến ngày giỗ Tổ thường thu tiền, gạo nếp đem vào chùa Thiên Trù, ra chùa Tào Khê làm giỗ cúng Tổ Thiêu, Tổ khai sáng Chùa Hương.